Site icon TA88

Thể thao Việt Nam: Chuyện cái sân và con đường

Câu chuyện thể thao: Cái sân và con đường - Ảnh 1.

Nếu không có gì thay đổi thì sân vận động Thống Nhất sẽ được “lên đời” với kinh phí cải tạo, nâng cấp gần 150 tỷ đồng. Dân làm bóng đá và thể thao TP.HCM thở phào sau bao nhiêu chờ đợi. Bởi ở các sân ấy, không chỉ có bóng đá mà còn đường chạy điền kinh cũng như nơi ăn ở, tập luyện của các lứa năng khiếu.

Có một điều ai cũng biết nhưng… ít ai nói: sân vận động Thống Nhất là nơi thi đấu bóng đá đạt tiêu chuẩn quốc tế duy nhất tại TP.HCM hiện nay. Đó vừa làm niềm… hãnh diện mà cũng là nỗi buồn của sân Thống Nhất, khi dù là duy nhất nhưng hạ tầng của sân xuống cấp nghiêm trọng. Khán đài B thậm chí còn không thể sử dụng trong các trận đấu tại V-League. Đường chạy điền kinh thì sát bên khán đài, với chỉ 6 làn chạy và mặt đường nhựa thì ở chất lượng thấp.

Là một phần của lịch sử không thể thiếu của thể thao và bóng đá thành phố, lại nằm ở vị trí tuyệt đẹp giữa trung tâm, đây có thể xem là một biểu tượng trong lòng nhiều thế hệ người yêu thể thao thành phố. Thế nhưng, sân Thống Nhất chưa bao giờ có triển vọng trở thành một địa điểm hiện đại, sang trọng như vị thế của nó.

Thậm chí, từ khi có dự án xây sân vận động hoành tráng ở khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc, nhiều người cứ hồi hộp với số phận của sân Thống Nhất. Rất may, nhờ TP.HCM đăng cai Đại hội TDTT toàn quốc 2026 nên sân Thống Nhất mới được dịp “thay áo”. Hơn nữa, dự án ở Rạch Chiếc vẫn chưa biết khi nào mới triển khai.

Câu chuyện của sân Thống Nhất là tiêu biểu cho một vấn đề khá lớn đối với thể thao Việt Nam: cơ sở vật chất chuyên dụng. Lấy ví dụ như sân Lạch Tray ở Hải Phòng hay Thiên Trường (Nam Định), trước khi được chọn làm địa điểm thi đấu của đội tuyển Việt Nam trong vài năm gần đây thì bản thân các sân bóng này trước đó đã được nâng cấp là để phục vụ cho bóng đá địa phương. Nghĩa là cái sân phải “chuẩn” trước rồi mới nói đến chuyện sử dụng ra sao.

Hoặc như chuyện ở môn bóng rổ. Giải vô địch quốc gia (VBA) được tổ chức theo mô hình nhà nghề từ năm 2016 đến nay nhưng cũng chỉ loanh quanh với 6 CLB. Công tác tổ chức thì được đánh giá cao, phảng phất hình ảnh của NBA (Mỹ) nhưng sau nhiều nỗ lực vẫn chưa tạo ra được thêm các CLB chuyên nghiệp, mặc dù người chơi bóng rổ ở Việt Nam không ít, lại khá phát triển ở môi trường học đường.

Có một thực tế là ở mùa giải 2024 vừa qua, 6 đội bóng dự VBA sẽ chỉ chơi trên 3 sân được ấn định, dù vẫn theo thể thức sân nhà, sân khách. Theo BTC, đây là cách để tiêu chuẩn hóa cũng như nâng cao điều kiện chuyên môn, bảo đảm sự đồng đều về thiết bị chuyên môn bóng rổ (sàn, rổ, bảng điểm), nhiệt độ, độ ẩm môi trường… Đây còn là cơ hội để thử nghiệm, triển khai các hoạt động mới nhằm nâng cao trải nghiệm giải trí cho người hâm mộ xem trực tiếp tại nhà thi đấu.

Nghĩa là ở Việt Nam, những nơi thi đấu bóng rổ đúng chuẩn chuyên nghiệp không có nhiều. Xây dựng một CLB có lẽ không khó bằng việc tìm đâu ra sân chuyên dụng để làm nơi tập luyện và thi đấu. Mà không có sân riêng, thì CLB sẽ không thể kinh doanh, khai thác nguồn thu theo đúng mô hình nhà nghề.

Sau thất bại của điền kinh Việt Nam tại Asiad 19, nguyên trưởng bộ môn điền kinh Dương Đức Thủy đã nhấn mạnh rằng, ngay đến một đường chạy theo chuẩn quốc tế hiện đại với 10-12 làn mà chúng ta vẫn chưa có, phải chạy đường cũ 6-8 làn, thì cũng đã là trở ngại trong việc nâng cao trình độ.

Thi đấu với 9-10 đối thủ cùng lúc sẽ khác với 5-6 người trên. Nhưng tại Việt Nam, sân vận động nào thì cũng có kèm đường chạy điền kinh, chỉ tiếc là không ở tiêu chuẩn hàng đầu cho tập luyện và thi đấu.

Exit mobile version
Chuyển đến thanh công cụ